Nhiều người nói rằng: cơm, áo, gạo, tiền là những nỗi lo muôn thuở của kiếp người. 

CƠM, GẠO, hay XĂNG tượng trưng cho nhu cầu cơ bản là Ăn uống VÀ ĐI LẠI. Muốn tồn tại thì phải ăn, phải uống, phải có thực phẩm đủ dinh dưỡng. Đã sống là cần có tương quan công việc, cũng như giao tiếp quan hệ thân thuộc.

ÁO tượng trưng cho nhu cầu thứ 2 là danh dự. Ông bà có câu: Y phục xứng kỳ đức. Trang phục đàng hoàng tử tế xứng với nhân phẩm con người.  Biết ăn mặc theo hoàn cảnh và tình huống cũng là sự tôn trọng chủ nhà, cũng như tôn trọng chính mình.

TIỀN là thứ để có Cơm và Áo. Nếu không có tiền thì sẽ đói ăn, sẽ rách nát, sẽ nghèo, sẽ khổ và thậm chí là hèn hay sinh đạo tặc. 

Một điều rõ ràng là con người trong xã hội cần tiền để làm người cho đầy đủ và đàng hoàng. Sẽ là nông cạn và mơ mộng nếu nói: Tiền chẳng có giá trị hay là phù du. 

NHƯNG đặt đồng tiền về đúng vị trí của nó là sao?

Trước hết, ta cần hiểu tại sao lại xuất hiện tiền trong xã hội?

Nếu cho bạn $10,000 và 1 chai nước bạn chọn cái nào? Dĩ nhiên là tiền.

Nhưng nếu cũng là $10,000 và 1 chai nước sau 2 ngày trong hoang mạc khô cằn. Lúc đó tiền có còn quan trọng không? 

Thực sự thì tiền chỉ là thứ để trao đổi hàng hoá. Từ thời xa xưa, khi con người bắt đầu thời kỳ hình thành xã hội, khi đó chưa có tiền, ai trồng được cái gì nhiều mà gia đình ăn không hết, hay đánh bắt được nhiều thú rừng thì họ trao đổi cho nhau. 5 củ khoai lấy 2 con cá, hay 2 con thỏ lấy 1 bộ lông cừu. 

Sau này để tiện cho việc giao dịch thì ý tưởng về tiền ra đời. Vậy nếu ko có hàng hóa để giao dịch thì tiền chẳng khác giấy lộn. Trong kinh tế học, thuật ngữ gọi là cung cầu. Khi nhu cầu trong xã hội cao mà không đủ hàng hóa cung cấp thì tiền mất giá. Ví dụ bình thường 20 ngàn lít xăng, nhưng khi anh Nga và Ukraine đánh nhau ảnh hưởng tới hệ thống kinh tế và giao thương thế giới, khiến xăng dầu khó để đi tới người dân nên sẽ không đủ cung cấp và từ đó sẽ nâng giá lên 30 ngàn một lít để giảm bớt nhu cầu. Từ đó sinh ra LẠM PHÁT! Lạm phát sẽ ảnh hưởng tới giá cả, đồng lương, cắt giảm biên chế, thất nghiệp và tệ nạn xã hội.

Hơi dông dài một chút về Kinh Tế Học, nhưng sẽ phần nào giúp ta thấy rộng hơn bức tranh tổng thể xã hội với ảnh hưởng của hàng hóa và tiền bạc. 

Như vậy, kinh tế ổn định góp phần lớn vào sự ổn định và yên bình xã hội. 

Câu hỏi đặt ra là với ảnh hưởng lớn của đồng tiền như vậy thì làm sao để không trở nên nô lệ cho đồng tiền, không trở nên tha hóa, mất đạo đức vì tiền? 

Đó là câu hỏi mời gọi mỗi người chúng ta cùng nhau suy tư và cùng trao đổi trong phần cuối: TIỀN: ĐẦY TỚ TỐT NHƯNG LÀ ÔNG CHỦ TỒI. 

Chúc cả nhà tối an lành.

Yeuthuong,

butchivuive