SUY TƯ VỀ THUYỀN RỖNG

ĐÔI CHÚT SUY NGHĨ VỀ THUYỀN RỖNG

Trang Tử (chữ Hán: 莊子; 369—286 TCN) là một triết gia và tác gia của Đạo Giáo đã nói rằng:
“Người minh triết thì giống như con thuyền rỗng.”
Tư tưởng này được Triết gia Osho ((1931-1990)) triển khai rất sâu sắc con cuốn: “Thuyền rỗng”.

Để hiểu được phép ẩn dụ của hình ảnh thuyền rỗng, ta cần tưởng tượng ra câu chuyện của nó: “Nếu một người lái con đò đi qua sông và vô tình đụng phải một con thuyền trống rỗng , dù người đó có hẹp lòng đến đâu cũng không giận dữ bao giờ . Nhưng nếu thấy có người trên con thuyền đó , thì đã thấy chủ đò giận dữ, la lối và buông lời chửi mắng .” (Trích Thuyền rỗng – Osho).

Tại sao cùng là một hành động, nhưng trước không tức giận, sau lại tức giận. Thưa bởi vì trên thuyền có người.
Giờ ta thử áp dụng lý thuyết này vào lòng của mình. Nếu lòng của ta như con thuyền rỗng, không chứa đựng gì trong con thuyền của mình có thể là danh vọng, thành công, tiếng tăm, sang hèn, hơn thua, thiệt hơn, đẹp xấu, khen chê,… thì thử hỏi lúc đó ta có còn phiền não, hay tức giận gì cuộc đời chăng?

Tư tưởng Phật Giáo xem đỉnh cao của nhân cách là Vô Ngã. Không còn vướng bận bản ngã hay nói đơn giản hơn là cái TÔI của mình. Khi đó, con người sống trong giác ngộ, hòa mình vào với nguyên lý của đất trời.

Kitô Giáo cũng nói tới mầu nhiệm Tự Hủy (Kenosis) của Đức Giê-su trong Pl 2:6-11:
“Đức Giê-su vốn dĩ là Thiên Chúa
Nhưng đã không nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa
Nhưng đã hủy mình ra không
Mặc lấy thân nô lệ
Trở nên giống phàm nhân
Sống như người trần thế….”

Trong thực tế cuộc sống, dường như những người càng va vấp, càng có tuổi thì ngộ dần ra việc cần thiết của việc giữ TĨNH KHÍ, một thái độ điềm đạm không phản ứng thái quá, không tức giận trước những điều trái ý xảy ra trong cuộc đời. Chính thái độ này giúp họ lắng nghe nhiều hơn, suy tư nhiều hơn, hiểu thấu sâu sắc hơn và thông cảm yêu thương.

Sở dĩ có thể đạt được như vậy, có lẽ họ đã phải học đặt cái tôi, bản ngã, những thứ đồ lỉnh kỉnh trên con thuyền của mình xuống. Họ thong dong cảm nhận từng hơi thở của mình, lặng lẽ ngắm nhìn những bông hoa dại mọc bên vườn, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trăng đêm và tận hưởng ánh sáng bình minh của mỗi ngày mới. Họ nhìn cuộc đời nhưng không phán xét cuộc đời. Họ ở trong cuộc đời nhưng không bám chấp vào đời. An yên, thanh thản và tĩnh lặng…

Nhiều người cho rằng, tĩnh khí hay tâm thái an yên này chỉ dành cho những người có tuổi, khi mọi đấu đá cuộc đời đã dừng lại, họ mới có cơ hội mà “vui thú điềm viên” hay “an hưởng tuổi già”. Điều này có phần đúng, nhưng nó không đúng hoàn toàn bởi vì có rất nhiều người trẻ hiện nay đã sống và thực hành điều này. Họ chọn cho mình một tư tưởng, mục đích sống thanh tao, một phong cách sống bình dị, và tận hưởng từng giây phút hiện tại. Mỗi ngày họ tập làm rỗng con thuyền lòng mình. Họ sống với hai chữ AN YÊN trước những những sóng gió.

Cầu chúc cho những người trẻ hôm nay có một lối sống đẹp, tử tế và hướng thiện!

butchivuive

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s