Suy tư: Nguy hiểm của Sự quen thuộc

ANH BỤT ƠI!!!

Gần chùa gọi bụt bằng anh! Một câu thành ngữ thâm thúy của các ông cha ta nói về sự nguy hiểm của sự thân thuộc, quen thuộc quá hóa ra mất đi sự tôn kính và lễ phép phải đạo. Không chỉ vậy, dân dã hơn ta còn bắt gặp câu: Yêu chó chó liếm mặt cũng mang một ý nghĩa tương tự để nói về cám dỗ của sự quen thuộc quá hóa ra quên mất đi khoảng cách cần có để tôn trọng và giữ cư xử phù hợp.

Tuy nhiên, trong bài viết hôm nay, butchivuive mời bạn đọc hướng tới một góc nhìn khác của sự quen thuộc và ảnh hưởng của nó tới mối quan hệ giữa người với người của chúng ta.

Thỉnh thoảng ta sẽ nhận ra là càng thân thuộc với nhau bao nhiêu thì ta dường như lại càng khó để nhận ra những điểm tốt đẹp của họ. Thường thường, chúng ta có khuynh hướng nhìn vào họ và chắc rằng: “Chúng ta biết TẤT CẢ về họ“. Và như một hệ quả, điều mà chúng ta thường thấy chỉ đơn giản là những lỗi lầm trong quá khứ và những khuyết điểm của họ đã in hằn trong trí óc của ta. Và rồi ta chỉ nhìn họ qua lăng kính của những lỗi lầm và khuyết điểm.

Một cách nói khác, khi quá quen thuộc hay thân thuộc sẽ dẫn tới một thành kiến hay định kiến về người đó. Với thời gian, một cách vô tình, ta đóng đinh người đó – có thể là ba mẹ mình, có thể là người bạn đời của mình, có thể là chị em ruột hay một người bạn thân quen hay ông/bà hàng xóm – với những tính cách không dễ chịu hay một thói xấu hay một tính tình tiêu cực như hà tiện, nóng nảy, giận hờn, chơi xấu, ngồi lê mách lẻo,v.v…

Rồi đúng theo luật hấp dẫn, ta như thỏi nam châm hút về mình những gì mà ta suy nghĩ. Tất cả những thành kiến định kiến đó biến thành sự thật. Và ta thấy rằng ôi sao cuộc đời mình toàn gặp những người giời ơi đất hỡi!

CÓ CHĂNG MỘT GIẢI PHÁP

Một cách đơn giản nhất có thể nói là: Tập nhìn vào những điểm tích cực của những người xung quanh, nhận ra những việc họ đang làm cho gia đình, cho tập thể và cho chính mình. Để rồi từ đó biết ơn về sự tồn tại, sự hiện diện của họ trong cuộc đời mình. Nói thì dễ nhưng làm thì khó hơn rất nhiều. Nhưng chỉ là khó thôi chứ không phải không thể. Rất đáng thử và cố gắng.

Cách tiếp đến là giảm bớt sự thân thuộc bằng xa cách! Khi tạo một khoảng cách địa lý một khoảng thời gian thích hợp, ta cho họ thời gian để NHỚ mình đồng thời ta cũng sẽ có ý thức tốt hơn về giá trị của đối phương trên cuộc đời mình và chính mình cũng cần được nghỉ ngơi khi vắng họ. Để rồi khi hội ngộ lại sẽ là những cảm nhận tươi mới về nhau. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này khi những đứa con xa nhà đi học. Về đến nhà thấy yêu bố mẹ thế và bố mẹ cũng thấy thằng cu con nhà mình đã trưởng thành hơn rất nhiều.

Với các cặp đôi, thì quá thân thuộc hay quen thuộc lại dẫn đến 1 từ: NHẠT! Tẻ nhạt về cảm xúc, tẻ nhạt về sự lặp đi lặp lại, tẻ nhạt về cách diễn tả tình yêu, tẻ nhạt về cả sự lãng mạn. Trong tình yêu, sự sáng tạo, mới mẻ và bất ngờ luôn là điều được mong đợi. Nếu ai đó thực sự yêu bạn, họ sẽ rất sáng tạo để vượt qua mối nguy hiểm của sự quen thuộc này. Nhưng cũng đừng chỉ mong chờ và không bắt đầu từ chính mình. Mọi sự sẽ tốt đẹp khi cả 2 cùng nỗ lực cố gắng.

Sau hết, có lẽ chúng ta cần chắp tay lại và cầu nguyện cho những điều mà chúng ta không thể thay đổi và học cách chấp nhận nó mỗi ngày, đồng thời biến đổi chính mình, làm mới chính mình, suy nghĩ rộng mở và bao dung hơn và cần có một niềm tin rằng: Hôm nay sẽ tốt hơn hôm qua và ngày mai sẽ tươi sáng hơn hôm nay.

Nguyện chúc bạn một con tim đong đầy yêu thương và an vui!

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s