Mùa Chay là gì? Sống mùa chay thế nào?

1. Mùa gì nhỉ?
Trước hết, ta cần trở về với chữ gốc của mùa mà ta gọi là … “Chay”.
Tiếng gốc của Mùa Phụng vụ này là: lencten springtime, spring” (x.1)
Như vậy Mùa mà ta hay thường gọi là Mùa “Chay” lại có nghĩa gốc không có chút nào “Chay” mà là một Mùa XUÂN của Ân Sủng. Điều này mang lại một tấm áo thật ý nghĩa cho Mùa … à ừ Chay!

2. Mùa của sự từ bỏ…?
Rất nhiều người nghĩ Mùa Chay sẽ là lúc mình từ bỏ thói xấu này, bớt đi tật xấu kia.
Ví dụ: Bớt ăn đồ ngọt để giảm cân, bớt xem phim động vật mang tên … “CON HEO”, hoặc bỏ thêm tiền để làm bác ái, bố thí, hay bớt thời gian cho mạng xã hội để đọc sách nhiều hơn…

Xét về cơ bản, các hành động tiết chế bản thân để rèn luyện một lối sống lành mạnh hơn sau 40 ngày chay thì không có gì là tội lỗi cả. Nhưng… nếu chỉ dừng ở việc quyết tâm cho bản thân mình có một đời sống nguyên tắc và bớt đi tật xấu thôi thì chưa đủ và thậm chí là còn đi lạc hoàn toàn với tinh thần của Mùa Lent.
3. Rốt cục Mùa Lent là gì?
Theo sứ điệp Mùa Lent của Đức Thánh Cha 2022 có viết:
Mùa Chay là thời gian thuận lợi để canh tân cá nhân và cộng đoàn, mùa dẫn đưa chúng ta đến mầu nhiệm vượt qua về cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Trong hành trình Mùa Chay 2022, chúng ta sẽ suy gẫm về lời khích lệ của Thánh Phaolô dành cho các tín hữu Galát: “Làm lành, ta đừng quản ngại từ nan; đến thời đến buổi, ta sẽ gặt, miễn là đã không bỏ buông trôi. Vậy bao lâu còn dịp (kairós), ta hãy làm lành đối với mọi người” (Gl 6, 9-10). (x.2)
Như vậy, Mùa Lent là thời cơ để chúng ta CANH TÂN hay nói đơn giản hơn là Làm mới chính mình, thay đổi con người mình và cộng đoàn để đón nhận Ân sủng của Chúa qua Mầu nhiệm Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Kitô. Chúng ta tận dụng cơ hội tuyệt vời này để trở về, để buông bỏ những thứ làm ta xa Chúa, làm ta khó khăn để theo Chúa. Thật vậy “Mùa Lent mời gọi chúng ta hoán cải, thay đổi tâm thức, sao cho chúng ta thấy được vẻ chân thật và tuyệt mỹ của cuộc đời không hệ tại ở việc sở hữu nhưng là việc cho đi, không phải là tích lũy nhưng là gieo vãi và chia sẻ điều tốt.” (x.2)
Một cách nói khác, Mùa Lent là cơ hội để chúng ta đi vào mối tương quan thiết thân hơn với Chúa. Mùa Lent cũng là mùa để chúng ta tập từ bỏ ý riêng, thậm chí cả những quyết tâm có hơi hướng ích kỷ để tập đón nhận ý Chúa, để Chúa dẫn dắt mình trong cuộc đời.
Thật vậy, Chúa có thể dẫn dắt ta vào con đường thiêng liêng thậm chí còn khó khăn hơn cả việc ăn chay hay bỏ tiền để giúp người nghèo. Sẽ tới lúc chúng ta nhận thấy rằng với sức riêng của mình ta không thể làm được điều gì tốt. Nhưng Chúa đã nói: Ơn Ta đủ cho con (2 Cor 12:9).

4. Động cơ và thái độ khi trong mùa Lent hay trong ngày chay
Có lẽ không gì rõ ràng hơn bằng Lời Chúa trong Sách Matthew chương 6:1-18, Chúa đã chỉ dẫn rõ ràng thái độ, động cơ, và cách thực hành và phần thưởng của các việc đạo đức trong Mùa Lent:
Bố thí cách kín đáo b
61“Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. 2Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. 3Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm c, 4để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
Cầu nguyện nơi kín đáo
5“Và khi cầu nguyện , anh em đừng làm như bọn đạo đức giả : chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em : chúng đã được phần thưởng rồi. 6Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại , và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
Kinh “Lạy Cha”
7“Khi cầu nguyện, anh em ođừng lải nhải như dân ngoại ; họ nghĩ rằng : cứ nói nhiều là được nhậm lời. 8Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.
9“Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này :
‘Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,
xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển ,
10triều đại Cha mau đến ,
ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
11Xin Cha cho chúng con
hôm nay lương thực hằng ngày i ;
12 xin tha tội cho chúng con
như chúng con cũng tha
cho những người có lỗi với chúng con k ;
13xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ,
nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.’
14“Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. 15Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.
Ăn chay cách kín đáo
16“Rồi khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả : chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. 17Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, 18để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.
4. Chúng ta làm gì trong Mùa Lent?
a. Thứ 4 Lễ Tro

Mùa Lent bắt đầu với Thứ 4 Lễ Tro, là ngày mà các Kitô hữu xức tro lên trán mình hoặc trên đỉnh đầu là biểu tượng của sự ăn năn thống hối về tội lỗi của mình.
Trong sách Đanien co viết: “Tôi ăn chay, mặc áo vải thô và rắc tro lên đầu rồi ngẩng mặt lên Chúa Thượng là Thiên Chúa, để dâng lời khẩn nguyện nài van.” (Đn 9:3)
Hay trong sách Et-te có chép: “Trong mỗi miền, bất cứ nơi đâu mệnh lệnh và chỉ dụ của vua được chuyển tới, người ta cũng đều chứng kiến một cảnh thê lương buồn thảm : dân Do-thái ăn chay, khóc lóc, than van m. Nhiều người nằm trên tro trên đất, mình mặc bao bị.” (Et 4:3)
Và trong sách ngôn sứ Giôna: “Tin báo đến cho vua Ni-ni-vê ; vua rời khỏi ngai, cởi áo choàng, khoác áo vải thô, và ngồi trên tro.” (Gn 3:6)
Sách Gióp chương 42 cũng là chương nói tới việc xức tro tỏ lòng sám hối ăn năn.
b. Các thực hành truyền thống của Giáo Hội Công Giáo
Khi nhắc tới các thực hành trong Mùa Lent, người Kitô hữu sẽ nghĩ ngay đến bộ 3 quyền lực: Cầu Nguyện, Ăn Chay và Bố thí hay làm phúc. Vì vậy, nếu nói Lent là mùa Chay thôi thì sẽ vô cùng thiếu sót và làm người khác hiểu sai về ý nghĩa rộng hơn rất nhiều của Lent.
Cầu nguyện: Cầu nguyện là việc tối quan trọng để gia tăng tình thân, mối tương quan của ta với Chúa, để củng cố đời sống thiêng liêng của mình và chuẩn bị tâm hồn để mừng Đại Lễ Chúa Phục Sinh.
“Anh em đừng lo lắng gì cả y, nhưng trong mọi hoàn cảnh a, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện.” (Pl 4:6)
Ăn chay: Đây là việc đặc trưng nhất của Lent, có lẽ vì vậy mà các ông cha ta đã lấy việc này để đặt tên cho cả Mùa. Việc ăn chay này là sự bắt chước 40 ngày Chay tịnh của Chúa Giêsu trong hoang mạc. Việc chay tịnh có ý nghĩa để chúng ta có khả năng tự kiềm chế trước những cám dỗ của trần gian, như thức ăn hay nhu cầu mua sắm,…
“1Bấy giờ Đức Giê-su được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ e. 2Người ăn chay ròng rã obốn mươi đêm ngày g, và sau đó, Người thấy đói. 3Khi ấy tên cám dỗ đến gần Người và nói : “Nếu ông là Con Thiên Chúa h, thì truyền cho những hòn đá này hoá bánh đi !” 4Nhưng Người đáp : “Đã có lời chép rằng i : oNgười ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.” (Mt 4:1-4)
Làm phúc: Giúp đỡ người khác, đặc biệt là người nghèo là truyền thống tốt đẹp của Mùa Lent, được gợi hứng từ lời Chúa: Hãy yêu người thân cận như chính mình. Chúng ta nên làm việc này trong yêu thương suốt cả một năm, nhưng dành đặc biệt hơn trong thời gian 40 ngày thánh này.
“Anh em chớ quên làm việc từ thiện, giúp đỡ lẫn nhau, vì Thiên Chúa ưa thích những hy lễ như thế.” (Hr 13:16)
“Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình , nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác.” (Pl 2:4)
5. Hiểu rộng hơn về sự hy sinh từ bỏ trong mùa Lent
Việc giữ chạy không chỉ vở việc kiêng không ăn thịt hay nhịn đói một bữa trong ngày Thứ 4 lễ Tro và thứ 6 Tuần Thánh, nhưng việc giữ chay còn được hiện thực hóa trong đời sống hằng ngày như sau:
- Từ bỏ việc Phàn Nàn hay càm ràm … thay vào đó là Tạ ơn vì những gì mình có.
- Từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực và tập suy nghĩ tích cực lạc quan hơn.
- Từ bỏ lo lắng thái quá thay vào đó là nhận thấy sự quan phòng của Chúa.
- Từ bỏ những thù hận cay đắng thay vào đó là thứ tha và bao dung.
- Từ bỏ thái độ ghen ghét thay vào đó là cư xử tốt với người ghét mình.
- Từ bỏ thái độ giận dữ thay vào đó là tâm hồn kiên nhẫn.
- Từ bỏ việc thương hại bản thân mình thay vào đó là thái độ trưởng thành đón nhận.
- Từ bỏ tư tưởng u ám thay vào đó là tận hưởng những vẻ đẹp nhỏ nhất quanh mình.
- Từ bỏ thái độ đố kỵ thay vào đó hãy cầu nguyện cho sự tin tưởng.
- Từ bỏ tật nói hành nói xấu, ngồi lê đôi mách, lấy chuyện làm quà thay vào đó hãy xin Chúa để có thể kiềm chế miệng lưỡi của mình.
- Từ bỏ những tội lỗi thay vào đó là tập tành các nhân đức tốt.
- v.v …
Chính bạn sẽ là người biết rõ đâu là thứ đang kéo mình xa Chúa, đâu là rào cản mình cầu nguyện, kết hiệp với Ngài, đâu là sụ cản trở mình yêu mến tha nhân và yêu mến chính mình. Hãy cố gắng thực hiện ít nhất 1 thực hành hy sinh cụ thể cho Mùa Lent này. và xin Chúa, xin Đức Mẹ, xin Thánh Giuse và các thánh giúp mình thực hiện.
Hãy làm đi và phần thưởng của bạn là sự gần gũi và thân mật hơn với Chúa, là Đấng rất yêu mến bạn vô cùng. Hãy cảm nhận tình yêu ngọt ngào của Ngài.

6. Lời cầu nguyện cho Mùa Lent
Lạy Chúa là Thiên Chúa của lòng chúng con
Xin Chúa cất khỏi chúng con sự lười biếng, mệt nhọc, khát khao quyền lực, hay những câu chuyện phù phiếm tầm phào.
Xin hãy trao cho chúng con thần khí của sự trong sạch, khiêm nhường, nhẫn nại và yêu thương.
Vâng, lạy Chúa, lạy Vua của lòng con,
Xin ban ơn cho con có khả năng thấy được lỗi lầm của chính mình và tránh phán xét vội vàng và bất công với người xung quanh của chúng con.
Chúa là Đấng tốt lành bây giờ và mãi muôn đời. Amen
butchivuive
Endnotes: