LỊCH SỰ VÀ TỬ TẾ VỚI NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH

Tại sao phải lịch sự với người trong nhà, có phải người lạ gì đâu mà phải khách sáo thế chứ? Đây có lẽ là lí lẽ của nhiều người khi giải thích cho cách đối xử của mình với những người thân trong gia đình. Và chắc hẳn chúng ta cũng ít nhiều đồng tình với quan điểm này.

Nhưng xét đi xét lại, ta lại thấy ta đôi khi làm những điều rất bất lịch sự và ăn nói khiếm nhã với gia đình. Điều mà có lẽ chẳng bao giờ mình dám làm hay nói với sếp, đồng nghiệp hay bạn bè của mình. Tệ hơn vậy, đôi khi ta còn châm biếm, khinh thường những người thân của mình nữa. Do vậy, những câu nói như cảm ơn, xin lỗi, làm ơn rất khi thấy xuất hiện trong gia đình người Việt mình. Cứ viện cớ là khách sáo mà mình lại quên mất rằng ai cũng cần nghe những lời nói biết ơn, tử tế và thái độ dịu dàng lễ phép. Rất nhiều khi ta đối xử với cha mẹ cách thô lỗ khi cha mẹ quan tâm hỏi han đến mình. Cha mẹ lúc đó lặng lẽ im lặng thở dài và về trong căn phòng và chịu đựng sự tổn thương trong cô liêu.

Tiếng anh có câu: “Angel outside, Evil inside.” Câu này tạm dịch là: Với người ngoài thì tỏ ra như thiên thần, nhưng với gia đình mình thì như một hung thần. Những người này thường sẽ gặp phải những khó khăn trong tương lai và sự nghiệp của họ. Vì cái gốc căn bản nhất của con người là lòng biết ơn và hiếu thảo trong gia đình thì họ lại không có, vậy làm sao họ có thể thật lòng tốt với người khác mà không phải là vụ lợi toan tính điều gì đó.

Kế đến, gia đình bạn đời hay con cái dường như lại là chỗ để mình chút hết những bực dọc, áp lực của công việc. Càng như vậy, ta dại dường như thêm “mù” trước những sự quan tâm và chăm sóc của người thân trong gia đình mình như việc: mang cho mình một ly nước, nấu cho mình một bữa ăn, lau nhà sạch sẽ cho mình, giặt phơi gấp đồ cho mình, chăm sóc con cái cho mình được nghỉ ngơi, thức đêm hôm mỗi khi mình ốm bệnh,… nhiều lắm nhiều lắm những quan tâm như vậy. Nếu phải trả công cho sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ hay của người bạn đời có lẽ cả đời mình cũng không trả hết được.

Vậy ít nhất hãy nói lời lịch sự, tử tế và yêu thương với người thân của mình. Nếu không có họ chúng ta sẽ chẳng thể có ngày hôm nay. Nếu không có họ, chúng ta sẽ trở nên kẻ đáng thương biết chừng nào. Có một bài viết nói về: Đừng bao giờ coi vợ như người nhà. Mới đầu nghe tựa đề có vẻ sốc thật, nhưng khi đọc kỹ và ngẫm lại, ta mới thấy điều này đúng vì không thể đối xử với vợ một cách tùy tiện và thiếu lịch sự như với người thân trong gia đình mà không phải lo gì vì người thân sẽ không từ bỏ được mình. Nhưng vợ lại có thể bỏ được mình vì không có quan hệ máu mủ ràng buộc. Hãy đối xử với vợ như một người yêu, một người mình phải hết tình, hết lòng yêu thương, quan tâm chăm sóc và đối xử nhẹ nhàng, nâng niu và trân trọng.

Có lẽ chính sự bao dung của người thân khiến chúng ta trở nên tùy tiện, giả sử chúng ta cư xử nóng giận với người ngoài như sếp, đồng nghiệp hay bè bạn điều đó có thể sẽ phá hủy mối quan hệ đôi bên. Nhưng chúng ta có xử sự tùy tiện người thân cũng không so đo để bụng hay trách móc. Trong một môi trường quá an toàn như gia đình rất dễ khiến ta quên đi cách cư sử đúng mực.

HÃY THỬ DÙNG 3 CÁCH SAU ĐỂ HỌC CÁCH ĐỐI XỬ NHẪN NẠI VỚI NGƯỜI THÂN CỦA MÌNH.

  • Đặt mình vào vị trí của người khác. Hãy xem xét vấn đề từ một góc độ khác sẽ giúp ta dễ hiểu được tại sao họ lại nói năng hay cư xử như vậy. Tiếng anh có câu: put yourself in one’s shoes (Đặt chân của mình và đôi giầy của người khác và cảm nhận) có hàm ý là hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ để hiểu và thông cảm hơn. Tất cả những lời cằn nhằn, càm ràm của người thân đều có một xuất phát tốt là lo lắng cho ta. Nếu không lo thì chẳng phải nhọc lòng đến vậy cả, phải không? Dẫu lúc cái cách mà họ lo lắng chưa thật hợp với ta, vậy ta có thể mở lòng hơn để giải thích và nói với họ không nên quá lo lắng cho mình, đôi lúc mình cũng cần những khoảng lặng để bình tâm lại.
  • Để cảm xúc qua đi rồi mới bắt đầu câu chuyện. Khi đang nóng nảy, giận dữ ta thường mất bình tĩnh mà nói ra những lời không nên nói làm tổn thương người khác. Nếu có phải tranh cãi hãy để cho người khác nói hết ý của họ đừng có ngắt lời. Khiêm nhường thành khẩn mới có thể mở lòng ra để hiểu nhau hơn.
  • 3 điều cần nhớ khi tức giận: Hạ thấp giọng xuống, nói chậm lại và ưỡn ngực đứng thẳng. Ông cha ta có câu:
    Lùi một bước biển rộng trời cao,
    nhẫn một chút sóng yên gió lặng,
    nhịn một chút là bình yên.
    Người biết nhẫn nhịn việc nhỏ thì mới có thể làm được việc lớn.
    Sao với người ngoài ta có thể nhẫn nhịn được, cớ sao với người thân thì lại cứ khiến mọi việc thêm căng thẳng???
    Khi nhượng bộ người thân chúng ta không hề mất mặt vì điều đó xuất phát từ tình yêu mà ta dành cho họ.

    Xin chúc bạn mỗi ngày thêm nhẫn nhịn và hướng thiện từ ý nghĩ, lời nói và hành động tới những người xung quanh, nhất là những người thân trong gia đình của mình.

    butchivuive

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s